Breaking News

Ông trùm giang hồ run rẩy, ngã qụy bước lên 'đoạn đầu đài'

Tin phap luat - Y sợ đến mức không ăn được, thành con ma đói. Ra đến trường bắn, người y mềm nhũn. Khổ cho những người thực thi nhiệm vụ, phải vất vả lắm mới trói được


Nên có tính cảnh giác rất cao. Nên “khinh” những người lương thiện, chỉn chu... mà chỉ “nhập” nhóm toàn đối tượng đã vào tù, ra tội hoặc có chút số má trong giới giang hồ. Bởi thế, việc tiếp cận băng nhóm của Nên để tìm “đuôi cáo” không đơn giản. Thế là phải cải trang, phải cài cắm người vào ổ nhóm của chúng...

“Vào hang cọp bắt cọp”
Vì bọn Nên manh động, tàn bạo nên việc triệt phá băng nhóm này không thể ngày một, ngày hai mà phải có kế hoạch cụ thể nhằm tránh thương vong cho cán bộ, chiến sỹ công an, cho dân lành. Công an, cài cắm vào băng nhóm tội phạm là điều phải làm. “Chẳng ai muốn “buông” quân của mình “thả” theo bọn tội phạm” – Thiếu tướng Lê Văn Thụ giải thích.

Thế nhưng, vì công việc mà họ phải từ người chiến sỹ công an thành “đệ” của tên tội phạm. Một chiến sỹ công an, phải ăn ở nhà Nên thời điểm đó để làm “quân ta”, nói: “Về bản ngã, đó là điều không thể chấp nhận được. Chúng tôi được học hành bài bản, được giáo dục trong môi trường tử tế, không thể làm “đệ” của một thằng vô học, lưu manh”.

Thể hiện sự “trung thành” có chiến sỹ phải đi theo Nên, thậm chí còn phải cùng đàn em của Nên tham gia vào một số vụ việc. Thật trớ trêu.

Cu Nên cuối cùng cũng phải trả giá trước pháp luật bởi bản án tử hình
Cập nhật tin moi nhat về pháp luật tại đây.

Chính trong quá trình thâm nhập đó mà “người của ta” đã giáo dục, cảm hoá được một số đối tượng trong băng nhóm của Nên. Số đối tượng này đã biết khéo léo từ chối những “nhiệm vụ đặc biệt” mà Nên giao, chỉ cho công an chỗ cất giấu vũ khí, quy luật hoạt động của Nên.

“Người của ta” đã mang về cho ban chuyên án đầy đủ, cặn kẽ và rất chi tiết về băng nhóm của Nên, về các ngõ ngách trong nhà Nên cũng như những đường thoát thân mà Nên đã từng khoe với “đệ” rằng, đó là “đường tử”. Nếu vượt được “đường tử”, có nghĩa là được hồi sinh.

Kế hoạch hoàn hảo

Theo thông tin “người của ta” báo về, Nên sẽ tụ tập đàn em rất đông ở nhà để chuẩn bị cho một “kế hoạch” phạm tội mới quy mô, hoành tráng và gây tiếng vang hơn những lần trước. Đó là tổ chức đánh bạc và cướp bạc ở những sòng đã “có chủ”.

Có thể, “huyết chiến” sẽ xảy ra, nếu như “chủ” sòng không đủ sự nhẫn nại hoặc nhận ra, không cần nhẫn nại với cái thằng đầu dao kiếm – tức Cu Nên – này nữa. Mọi việc có thể xảy ra theo chiều hướng xấu: Án mạng, máu chảy, dư luận…

Người trực tiếp chỉ huy “trận đánh” ngày ấy là Đại tá Trần Đồn, Phó giám đốc công an thành phố.
Theo đó, mục tiêu đặt ra là thuyết phục để Nên đầu hàng. Nếu Nên không đầu hàng thì phải bắt sống, phải bảo toàn tính mạng cho chiến sỹ tham gia chuyên án.

Ngày 15/3/1995 được ấn định phá án. Nhà Nên trên đường Lạch Tray, cạnh Cung văn hoá Việt – Tiệp. Y rất cảnh giác, cứ thấy xung quanh nhà đông người là cho “đệ” thăm dò.

Hôm đó, ở Cung diễn ra Hội nghị do Trung ương tổ chức, khách từ Hà Nội về rất đông. Đó là thời điểm thuận lợi để chiến sỹ trà trộn vào, còn Nên thì không cảnh giác.

Ban chuyên án quyết định: Xe ô tô của người chỉ huy, trinh sát trực tiếp thực hiện phá án đến Cung sớm, cùng với xe đại biểu dự Hội nghị, có biển số Hà Nội. Khi đại biểu của Hội nghị đã yên vị, đang say sưa với thảo luận thì cũng là lúc ban chuyên an bắt đầu hành động.

10giờ 30 phút, Đại tá Trần Đồn ra lệnh cho “người của ta” vào thuyết phục Nên và đồng bọn đầu hàng. Nên không tin là công an vây nhà mình, vì từ sáng đến giờ, chẳng có kẻ lạ mặt nào nhóm ngó ở cổng.

Cầu Lạch Tray (Hải Phòng) nơi trùm giang hồ Cu Nên từng "tác oai tác quái".
Nên cho rằng, “người của ta” nói nhảm, dám dọa dẫm kẻ chuyên đi dọa người khác là Nên. Kế hoạch 2 được sử dụng, Đại tá Trần Đồn lệnh cho tất cả các mục tiêu đột nhập vào nhà Nên. Khi thấy công an vào đông quá, vào bằng tất cả các lối có thể vào được trong nhà, Nên mới biết, “người của ta” nói thật.

Biết được sự thật nhưng đã quá muộn, Nên không kịp “trở tay”, không đủ thời gian để suy nghĩ, để lấy súng chống cự lại công an như bản tính manh động vốn có.

Hơn nữa, lúc đó “người của ta” trong nhà Nên đã thuyết phục, vận động một số đối tượng không nên chống cự, không nên manh động với giải thích hợp lý rằng: Công an nhiều người hơn, nhiều súng hơn, bắn tốt hơn, chống trả, dễ bị “ăn đạn” lắm.

Lúc hỗn loạn, một số “đệ” đã bỏ “thầy” chạy lên tầng thượng, nhảy tường tẩu thoát ra ngoài nhưng bị lực lượng công an bao vây vòng ngoài bắt.

Tính thời sự nóng hổi

Nên và đồng bọn đã phải trả giá. Thiếu tướng Thụ kể: Đằng sau việc triệt phá băng nhóm này là cả một nỗi đau, có tính thời sự nóng hổi đến tận bây giờ trong cái gọi là tình đồng đội. Chiến sỹ cải trang làm tội phạm là bất đắc dĩ. Họ đã rất vất vả, đóng giả như thật để hoàn thành nhiệm vụ, để đem về tài liệu quý cho đơn vị, sao lại nghi ngờ họ?.

Nếu họ không giả như thật thì tội phạm có tin không, có hoàn thành được nhiệm vụ không? Họ phải quan hệ, phải “giao lưu”, thậm chí phải cùng chúng, đứng nhìn chúng phạm tội mà đau, để có tài liệu, có bằng chứng chuyển về cho đơn vị, sao lại đặt vấn đề xem xét tư cách người công an cách mạng đối với họ?.

Thiếu tướng Thụ nói tiếp: “Triệt phá nhóm Nên xong, có ý kiến cho rằng, một số trinh sát đã quá đà, đã mất cảnh giác, đã chơi bời, quan hệ sâu với tội phạm, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến hình ảnh người chiến sỹ công an nhân dân, phải kỷ luật.

Với tư cách là người đứng đầu, tôi phân định rõ ràng việc công, việc tư. Nếu phát hiện sai phạm, ngoài nhiệm vụ được giao, trinh sát đó sẽ bị xử lý tuỳ theo mức độ sai phạm. Còn nhìn hiện tượng để quy bản chất cho trinh sát cải trang làm nhiệm vụ là không được. Phải thừa nhận rằng, chiến sỹ của ta làm công tác tư tưởng, cảm hoá tốt. Có như vậy, khi công an đột nhập vào đại bản doanh, đàn em của Nên và Nên không còn cái phản xạ manh động là hễ người lạ vào là dơ súng bắn. Bắn để thị uy, còn trúng hay không lại là chuyện khác”.

Trong thế giới tội phạm hiện đại như bây giờ, nếu không có nghiệp vụ, phá án sẽ rất khó. Sử dụng nghiệp vụ, phá án xong lại đem nhau ra xem xét thì quả thật đau lắm. Theo tôi, chúng ta làm nghề thì phải rạch ròi giữa dư luận, nghiệp vụ và hiệu quả công việc.

Lời kết

Người ta kể rằng, khi dọa dẫm, chỉ đạo chém, giết Nên “oai hùng” bao nhiêu thì cận kề cái chết, y sợ sệt bấy nhiêu. Là kẻ ngang ngược, từng tuyên bố với đám đàn em: “Một ngày không nhìn thấy máu, không gây sự thì ăn không ngon”, thế mà lúc nằm trong phòng biệt giam, chờ chết, Nên đã biết khóc, biết làm thơ. Cái chết đến gần, sự “oai hùng” biến mất nhường chỗ cho sự yếu hèn.

Lịch sử các tên tội phạm có số ở Việt Nam, khi ra pháp trường vẫn là “đàn anh”, vẫn “oai hùng” xứng đáng với “danh hiệu” cố tìm kiếm khi sống nhưng Nên thì hoàn toàn ngược lại.

Người trong cuộc nói rằng: Y sợ đến mức không ăn được, thành con ma đói. Ra đến trường bắn, người y mềm nhũn. Khổ cho những người thực thi nhiệm vụ, phải vất vả lắm mới trói được y thẳng người vào cái cột.

Sống ngông cuồng, chết thảm bại là thế, mà gần 15 năm sau, cái bóng của Nên vẫn ma mị, tuy nhiên, cái án tử hình là hình phạt thích đáng nhất dành cho tên tội phạm cực kỳ nguy hiểm này.